Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1087
Lượt truy cập : 7623045
TPHCM xây dựng nông thôn mới. Bài 1: Nâng chất cuộc sống (29/08/2013)
TPHCM xây dựng nông thôn mới. Bài 1: Nâng chất cuộc sống

Trên địa bàn 6 xã xây dựng thí điểm NTM không còn nhà tạm, nhà dột nát. Khi xây dựng đề án, 6 xã có trên 5.700 hộ nghèo, đến nay có 4.533 hộ đã vượt nghèo (chiếm 80%), thu nhập bình quân tại các xã đạt từ 25 đến 34 triệu đồng/người/năm, gấp 1,6 đến 1,9 lần trước khi triển khai đề án.

Đổi thay ở nơi xa xôi nhất

Một buổi chiều cuối tháng 4-2013, trong chuyến khảo sát qua nhiều địa phương, nguyên Tổng Bí thư (TBT) Lê Khả Phiêu đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo huyện Cần Giờ (TPHCM) ngay tại Lý Nhơn, xã điểm xây dựng NTM của huyện. Con lộ nông thôn từ đường Rừng Sác, rẽ phải chạy khoảng 20km để đến cụm nhà văn hóa, trường mẫu giáo của xã vừa mới xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quốc gia. Có thể nói, đây là ngôi trường mơ ước của nhiều phụ huynh ở nội thành. Khi dẫn đoàn tham quan, cô hiệu trưởng báo cáo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về các phòng chức năng và cho biết, năm học 2013-2014, nhà trường sẽ chính thức đón học sinh vào học. Nếu ai đã từng đến xã này cách đây 2-3 năm sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ nét của hệ thống đường sá ở đây. Lúc đó là con đường đất, nhỏ, hẹp và lầy lội vào mùa mưa. Bộ mặt Cần Giờ ngày nay và riêng xã Lý Nhơn đã có sự đổi thay rất nhiều về kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, trường học, trạm xá...

Đổi thay ở nơi xa xôi nhất

Một buổi chiều cuối tháng 4-2013, trong chuyến khảo sát qua nhiều địa phương, nguyên Tổng Bí thư (TBT) Lê Khả Phiêu đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo huyện Cần Giờ (TPHCM) ngay tại Lý Nhơn, xã điểm xây dựng NTM của huyện. Con lộ nông thôn từ đường Rừng Sác, rẽ phải chạy khoảng 20km để đến cụm nhà văn hóa, trường mẫu giáo của xã vừa mới xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quốc gia. Có thể nói, đây là ngôi trường mơ ước của nhiều phụ huynh ở nội thành. Khi dẫn đoàn tham quan, cô hiệu trưởng báo cáo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về các phòng chức năng và cho biết, năm học 2013-2014, nhà trường sẽ chính thức đón học sinh vào học. Nếu ai đã từng đến xã này cách đây 2-3 năm sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ nét của hệ thống đường sá ở đây. Lúc đó là con đường đất, nhỏ, hẹp và lầy lội vào mùa mưa. Bộ mặt Cần Giờ ngày nay và riêng xã Lý Nhơn đã có sự đổi thay rất nhiều về kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, trường học, trạm xá...

Người dân TP từng ví Cần Giờ như “Siberia” (vùng đất xa xôi, lạnh giá của Nga) của TPHCM, trong đó, Lý Nhơn chính là nơi “xa xôi” nhất. Lần đầu đến với xã Lý Nhơn cách đây hơn 20 năm, người viết đi theo đoàn của Nông trường quận 11, xuống ghe máy ở Bến Bạch Đằng từ sáng, đến gần 2 giờ chiều mới đến nơi. Tối nằm ngủ vẫn còn cảm giác bập bềnh như đang trên sông. Con đường chính đến UBND xã chỉ đủ chiếc xe gắn máy chạy. Trẻ em khi thấy người lạ còn chạy ra xem.

Cách đây không lâu, để đến xã Lý Nhơn phải qua 2 con phà. Ngoài phà Bình Khánh qua sông Nhà Bè, còn phải qua phà Vàm Sát. Nếu gặp con nước ròng phải chờ... Giờ đây, xe chạy một mạch tới trụ sở UBND xã, hai bên đường xuất hiện các cánh đồng muối, nhiều nhất là các đầm nuôi tôm nước lợ với màu lưới đỏ rực che kín nhiều đầm nuôi theo kỹ thuật mới để hạn chế dịch bệnh từ đồng vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 13 và Quyết định 36 của UBNDTP. Đây là động lực khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn, đầu tư, chuyển đổi sản xuất. Nếu nói do xây dựng NTM nên bộ mặt Lý Nhơn có được như ngày hôm nay thì hơi quá, vì sự thay đổi là một quá trình, nhưng phải công nhận rằng, nhờ là xã điểm nên việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất được ưu tiên và đẩy nhanh hơn. Kết cấu hạ tầng như đường, điện khá hoàn chỉnh.

Tại buổi làm việc với HĐND TPHCM về nước ngọt ở huyện Cần Giờ giữa tháng 8 vừa qua, ông Võ Quang Châu, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết, Sawaco đang đầu tư thêm đường ống để đưa trực tiếp nước sạch từ nội thành đến các khu dân cư tập trung xã Lý Nhơn và những xã khác và sẽ được vận hành vào năm 2014. 

Dân hiến hơn 700.000m² đất

Năm 2009, khi mới bắt tay vào thực hiện 19 tiêu chí NTM biết bao bộn bề, ngổn ngang, giờ đây mọi người có thể thấy rõ bộ mặt NTM như thế nào khi về xã điểm xây dựng NTM cấp quốc gia là xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi). Hay sau đó một năm tại 5 xã thí điểm xây dựng NTM cấp thành phố (TP) là Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), Tân Nhựt (Bình Chánh), Nhơn Đức (Nhà Bè), Thái Mỹ (Củ Chi) và Lý Nhơn (Cần Giờ). Sự đổi thay đó không chỉ ở bộ mặt nông thôn mà còn ở việc đời sống người dân được nâng cao nhờ thu nhập mỗi người, mỗi gia đình tăng lên, là sự thụ hưởng văn hóa, học tập…

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thông, thầy Nguyễn Tuấn Lê, tự hào cho biết, ngôi trường được xây dựng trên xã NTM Tân Thông Hội đầu năm 2010 trên diện tích 1,1ha, với 32 phòng học hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng, cùng với các công trình phục vụ ăn uống, vui chơi, rèn luyện sức khỏe, sân bóng đá, hồ bơi. Năm học 2012-2013 là trường duy nhất TP được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP chọn tham gia thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam – VNEN. Đây là mô hình được UNICEF, UNESCO, Ngân hàng Thế giới ủng hộ và đánh giá cao, bởi chú trọng tính sáng tạo và kỹ năng tư duy của các em học sinh. 

Điều đáng ghi nhận là trên địa bàn 6 xã xây dựng thí điểm NTM không còn nhà tạm, nhà dột nát. Khi xây dựng đề án, 6 xã có trên 5.700 hộ nghèo (thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm), đến nay có 80% số hộ đã vượt nghèo (tức 4.533 hộ), thu nhập bình quân tại các xã đạt từ 25 đến 34 triệu đồng/người/năm, gấp 1,6 đến 1,9 lần khi triển khai đề án, nhân dân ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn về nét đẹp văn hóa làng quê với môi trường xanh, sạch, đẹp nhờ được chú ý, bảo vệ; đời sống vật chất, văn hóa được nâng lên; quy chế dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy. Nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị, nhờ gắn kết với thị trường của TP đông dân nhất nước. Tổng kinh phí đầu tư trên 5.500 tỷ đồng, trong đó trên 75% từ nguồn lực xã hội. Trên 7.000 hộ dân hiến hơn 700.000m2 đất để xây dựng đường giao thông, thủy lợi... Những kết quả đạt được bước đầu không chỉ là những con số phát triển kinh tế nông nghiệp, mà điều kiện hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa của nông dân được nâng lên về chat

theo:http://www.sggp.org.vn

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN