Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1036
Lượt truy cập : 7701901
Nông Dân Mất Ruộng Vì Khu Công Nghiệp - Dân Cư(Kỳ Cuối) (23/02/2011)

Nông Dân Mất Ruộng Vì Khu Công Nghiệp - Dân Cư
Kỳ cuối: Trả lại "cần câu cơm" cho nông dân


 Làm gì để các tỉnh ĐBSCL vẫn có thể phát triển công nghiệp, dịch vụ thông qua phát triển các khu công nghiệp (KCN) - dân cư nhưng không đẩy người nông dân vào chỗ mất nghề, phải xa xứ kiếm sống? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Võ Hùng Dũng - giám đốc VCCI Cần Thơ - nói
 Trong khoảng ba năm trở lại đây, việc qui hoạch phát triển các KCN diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào cũng có KCN khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Từ năm 2001 đến nay, diện tích đất nông nghiệp bị giảm khoảng 500.000ha. Khả năng tăng năng suất rất chậm trong khi tốc độ mất đất lại xảy ra hết sức nhanh chóng. Nếu không chấn chỉnh sẽ đe dọa đến an ninh lương thực. Tại ĐBSCL người ta cũng dựa vào "đất không hiệu quả” để chuyển đất sang phi nông nghiệp khiến gánh nặng này dồn cho những vùng chuyên canh lúa như vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Khi giá gạo tăng cao, người dân sẽ đẩy mạnh sản xuất, tăng vụ khiến đất bị thoái hóa nhanh chóng. Đó là vấn đề đáng báo động.

Tại An Giang theo qui hoạch, đến năm 2010 sẽ giảm 17.000ha đất nông nghiệp và đến 2020 giảm 31.000ha. Nếu tính con số bình quân và nhân cho các tỉnh ĐBSCL thì số diện tích đất nông nghiệp bị mất cũng trên 200.000ha, tức đã lớn hơn diện tích của tỉnh Vĩnh Long (khoảng 149.000ha). Đừng nghĩ chúng ta có thể xuất khẩu gạo mãi.

*Phải chăng ĐBSCL đang phát triển công nghiệp một cách tự phát mà không theo qui hoạch nào? - Trung ương cũng có qui hoạch tổng thể. Các địa phương cũng có qui hoạch của mình nhưng đi vào thực tế lại như không có qui hoạch gì cả. Vì những qui hoạch đó không có chất lượng, chưa căn cứ vào những điều kiện cụ thể cũng như những dự báo trong thời gian dài. Nhà đầu tư khi đến địa phương tìm hiểu cơ hội đầu tư họ sẽ nhìn vào tiềm năng thị trường, các điều kiện làm ăn chứ không phải các bản qui hoạch.

Nếu nhà đầu tư thấy thuận lợi tiềm năng, họ sẵn sàng phá vỡ những qui hoạch ấy. Các địa phương vì muốn phát triển, muốn thu hút nhà đầu tư nên cũng thỏa hiệp để phá vỡ qui hoạch. Như vậy, quyền lợi của nhà đầu tư đã được đặt trên hết.

Chúng tôi đi thực tế tại nhiều KCN đều nhận thấy các tỉnh rất quan tâm đến phát triển công nghiệp nhưng không tỉnh nào quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải, nước sinh hoạt cho dân cư. Họ chỉ nghĩ làm sao cho có KCN thôi mà chưa tính đến các trách nhiệm xã hội. Những nông dân lâu nay vẫn quen với nghề nông, giờ vô khu tái định cư họ làm gì để sống. Nghiên cứu mới đây cho thấy cứ mỗi hecta đất bị lấy đi sẽ có 10 lao động bị ảnh hưởng. Và việc thu hồi đất nông nghiệp trong năm năm tới sẽ ảnh hưởng tới 2,5 triệu người.

* Làm thế nào để đảm bảo mục tiêu vừa phát triển vừa đảm bảo sự ổn định xã hội?

- Phải thay đổi nhận thức về nông nghiệp. Trước hết phải có những lớp tập huấn, đào tạo để giúp người nông dân có kiến thức về sản xuất, kinh doanh, làm cho người nông dân ham kinh doanh. Thứ hai, nên coi mặt trận nông nghiệp nông thôn là mặt trận lớn. Đầu tư và cung cấp hệ thống thông tin để người dân có thể học cách sản xuất, chữa bệnh cây trồng và giới thiệu sản phẩm. Khi người nông dân có kiến thức sẽ tạo động lực cũng như áp lực để chính quyền đổi mới, bởi hiện tại hầu như tiếng nói người nông dân chưa đến được các cấp có thẩm quyền khi tiến hành qui hoạch.

Nhận thức về công nghiệp cũng phải thay đổi. Hiện tại công nghiệp đang phát triển theo bề rộng, dàn trải và ô nhiễm. Theo một đánh giá gần đây, 70% máy móc tại các KCN ở ĐBSCL là máy từ TP.HCM thải ra. Dòng vốn đầu tư của nước ngoài sẽ ngày càng nhiều, công nghệ cũng sẽ tân tiến hơn.

Nếu đất đai đã cho thuê hết thì đất đâu để đón những nhà đầu tư "chất lượng" với những công nghệ hiện đại này. Thà phát triển chậm mà chắc còn hơn phát triển ào ạt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Khi phát triển công nghiệp cần chú ý đến phát triển hạ tầng, giao thông, hỗ trợ và cung cấp tri thức cho dân cư trong khu vực ảnh hưởng. Có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Vậy phải làm gì để người nông dân mất đất không bị mất luôn cả cơ hội kiếm sống?

Phải có biện pháp bắt buộc thực hiện chính sách dạy nghề cho người dân trong vùng bị lấy đất. Mặc dù đã có qui định về dạy nghề nhưng thường bị nhà đầu tư "bỏ quên". Thứ hai, nhà đầu tư phải thực hiện việc chia sẻ lợi ích trên mảnh đất thu hồi với người nông dân. Biện pháp này đã được đưa ra bàn bạc nhiều nhưng vẫn chưa được thực hiện. Tuy hơi khó nhưng đó là cách để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người bị mất đất. Theo đó, khi thu hồi đất nhà đầu tư không bồi hoàn tất cả mà để lại cho người dân một phần cổ phần nhất định trong dự án đó.

Nếu bồi hoàn một cục tiền, người nông dân không có nghề nghiệp có thể sẽ xài hết và thành người trắng tay, trong khi nếu có cổ phần, họ sẽ có được lợi ích lâu dài để đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, khi qui hoạch KCN cần phải tính đến việc mua một khu đất khác để bồi hoàn hoặc để người nông dân có nhu cầu sản xuất có thể mua và tiếp tục sản xuất để sinh nhai. Mỗi biện pháp sẽ giải quyết một ít các vấn đề nảy sinh, khi gộp lại sẽ giải quyết được phần nào vấn đề. Hiện nay các nhà đầu tư mới tính sao để thu phần lợi về mình mà chưa tính đến trách nhiệm xã hội đối với người nông dân.

(nguồn :http://www.tuoitre.com.vn)

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN