Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 121
Lượt truy cập : 7620460
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng khi nước biển dâng cao (02/04/2011)
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng khi nước biển dâng cao

Theo dự báo của các nhà khoa học, mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 30 cm đến 1m trong vòng 100 năm tới. Nếu không có những biện pháp bảo vệ cần thiết, Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Hôm qua 6.8, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã chính thức công bố báo cáo "Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các thành phố" khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là bản báo cáo đầu tiên về đề tài này, nhằm giúp các nhà quy hoạch và quản lý thành phố nhận diện tính dễ thương tổn và có kế hoạch chuẩn bị ứng phó đối với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra tại các thành phố.

Giai đoạn I của dự án phía nam Hà Nội đã hoàn thành, nhưng thành phố vẫn phải đương đầu với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng khi lượng mưa vượt quá 100 mm/giờ. Nhiều đường phố chính và đường phố nhỏ đã bị ngập rất sâu, gây tắc nghẽn giao thông hàng giờ đồng hồ. (Trích báo cáo của WB)

Các nhà nghiên cứu sử dụng các bản đồ thế giới do vệ tinh chụp cùng với dữ liệu tương đối của 84 quốc gia đang phát triển nằm ở vùng duyên hải để tính toán mức độ thiệt hại của những thay đổi khí hậu đối với con người, GDP, các vùng đô thị và sản xuất công nghiệp của 5 khu vực đang phát triển của thế giới. Trường hợp của Việt Nam đang được coi là đáng lo ngại trước các nguy cơ của thiên tai và thành phố Hà Nội là một trường hợp được nghiên cứu trong báo cáo.

Theo bản báo cáo, tác động của mực nước biển dâng cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ là một thảm họa cho Việt Nam. Mực nước biển dâng cao 5m sẽ gây tác động đến 16% diện tích đất đai, 35% dân số, 35% GDP. Tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông.

Vị trí và đặc điểm địa hình khiến cho Việt Nam trở thành một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, từ bão biển, bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, đến xâm nhập mặn, lở đất và cháy rừng. Trong số đó, loại thiên tai xảy ra thường xuyên và gây tàn phá nhiều nhất là bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt. Trong những thập niên vừa qua, thiệt hại do thiên tai đã gia tăng trầm trọng, xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn, vì theo dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ làm biến đổi chế độ mưa bão hiện nay.

Theo báo cáo, kể cả khi không có hiện tượng biến đổi khí hậu hay mực nước biển, thì đến năm 2025 dân số Việt Nam cũng tăng thêm 60%; và giá trị vốn có nguy cơ bị thiệt hại do lũ lụt hằng năm vào khoảng 720 triệu USD có thể tăng gấp 10 lần. Theo dự báo, mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 30 cm đến 1m trong vòng 100 năm tới, và có khả năng gây thiệt hại giá trị vốn lên tới 17 tỉ USD mỗi năm nếu Việt Nam không có những biện pháp bảo vệ cần thiết.

Về trường hợp của thành phố Hà Nội, bản báo cáo cho rằng vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ xảy ra nhiều đợt lũ lớn hơn so với trận lũ lịch sử năm 1971 (do biến đổi khí hậu và do sự tàn phá của các cánh rừng thượng nguồn). Tình hình sẽ càng trầm trọng hơn do kết hợp giữa nước lũ sông dâng cao với bão lớn và mưa nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong khoảng thời gian triều cường (do biến đổi khí hậu toàn cầu).



(Nguồn:http://www.thanhnien.com.vn)

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 26/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 25/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 24/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 23/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 22/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 21/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 20/3/2024 (26/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 19/03/2024 (19/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 18/03/2024 (19/03/2024)
Dự báo thủy văn ngày 17/03/2024 (19/03/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN