Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1953
Lượt truy cập : 7625150
Xây dựng nông thôn mới ở TPHCM : Kết quả bước đầu (04/04/2011)
Xây dựng nông thôn mới ở TPHCM : Kết quả bước đầu

Diện tích tự nhiên xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi là 1.788ha, trên 30.000 dân với 8.084 hộ, có 6 ấp nông nghiệp và 4 ấp đô thị hóa. Đây là 1/11 xã điểm cả nước về xây dựng nông thôn mới, trong đó, TPHCM và Hà Nội xây dựng mô hình xã điểm ven đô ở những TP. Tổng vốn đầu tư là 542,6 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước 64,3%, vốn cộng đồng chiếm 53,6%). Trong 19 tiêu chí của xã, hiện nay xã đã đạt 12 tiêu chí (quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, bưu điện, nhà ở, hộ nghèo, hình thức sản xuất, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị, an ninh xã hội), cuối năm nay sẽ thêm tiêu chí môi trường và phấn đấu thời gian tới đạt đủ 19 tiêu chí. 

Các cơ quan, đơn vị cùng vào cuộc

Năm 2008, Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) là 1/11 xã được Trung ương chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới. Kết quả sau hơn 1 năm thực hiện, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại xã Tân Thông Hội là 177 triệu đồng/ha (bình quân hộ nông nghiệp ngoại thành là 128 triệu đồng/ha/năm). Thu nhập bình quân đầu người do Cục Thống kê TPHCM khảo sát tháng 6-2010 bình quân là 22,4 triệu đồng/người/năm. So cùng kỳ năm 2009 là 17,8 triệu đồng/người/năm, tăng 25,8%. So với thu nhập bình quân đầu người của huyện Củ Chi là 21,6 triệu đồng/người/năm, như vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Thông Hội gấp 1,04 lần so với thu nhập bình quân của huyện. Xóa nhà tạm, dột nát, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống 12,4% so với trước là gần 22%.

Có được kết quả này là do TP chủ trì làm việc với các sở, ngành và doanh nghiệp liên quan về phối hợp hỗ trợ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, trong đó, các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT có hẳn kế hoạch hỗ trợ xã Tân Thông Hội. Ngoài ra, tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo NTM TP tổ chức nhiều buổi hội thảo, tìm giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Xã Tân Thông Hội phối hợp với Cục Thống kê TP điều tra mức thu nhập người dân trong xã (tháng 6 và 7-2010) làm cơ sở để Ban quản lý xây dựng NTM xã xây dựng, bổ sung vào đề án phát triển kinh tế và nâng cao nhanh đời sống người dân.

Các phòng ban của huyện phối hợp với xã và các đơn vị liên quan để thực hiện. Nhiều buổi họp định kỳ sẽ giải quyết những phát sinh. Ban quản lý NTM xã chủ động khảo sát, quy hoạch sử dụng đất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân an tâm sản xuất. Ngoài ra, phối hợp với đơn vị thuộc Sở NN-PTNT xây dựng các dự án phát triển sản xuất theo các chương trình và mục tiêu phát triển của TP; khuyến khích ngành nghề nông thôn về trồng trọt, chăn nuôi (bao gồm thủy sản), ngành nghề nông thôn cùng các dự án, chương trình khác như củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể. Phối hợp các đơn vị đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đào tạo và tập huấn kỹ năng chuyên sâu về nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sang lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nhờ đó, lao động chưa có việc làm giảm xuống còn 4,6% so với trước là 6,7%. Diện tích lúa (thu nhập thấp) giảm xuống, diện tích rau an toàn, hoa kiểng, cá cảnh (thu nhập cao) tăng lên…

Mở rộng thí điểm mô hình

Năm 2009, TPHCM chọn và xây dựng thêm 5 xã điểm ở 5 huyện ngoại thành là Thái Mỹ (Củ Chi), Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), Tân Nhựt (Bình Chánh), Nhơn Đức (Nhà Bè) và Lý Nhơn (Cần Giờ). Có thể nói, việc phối hợp thực hiện xây dựng thí điểm cùng lúc 6 xã đã tận dụng được các kinh nghiệm, lợi thế từ việc xây dựng thí điểm xã Tân Thông Hội để nhân rộng các xã và ngược lại, là quá trình kiểm tra tính khả thi, để TP chỉ đạo triển khai chương trình mục tiêu quốc gia NTM của Thủ tướng. Có như vậy, việc xây dựng NTM mới thật sự có ý nghĩa. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng đã chỉ rõ, điều quan trọng của việc xây dựng mô hình xã điểm NTM xã hội chủ nghĩa là cách làm, chú ý việc phát huy sức dân trong việc xây dựng nông thôn mới để có thể nhân rộng mô hình này sang các xã khác của các huyện ngoại thành TPHCM và cả nước. Vì vậy, cần tính toán kỹ quá trình triển khai, trong đó, phát huy tối đa tính sáng tạo của xã, huyện không chỉ 5 nhóm với 19 tiêu chí cụ thể mà có thể bổ sung thêm tùy theo đặc điểm, vì những tiêu chí này chưa phản ánh hết tình hình.

Xây dựng NTM để đạt mục đích đặt ra theo đúng nghĩa cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Ban quản lý xây dựng NTM các xã dù cố gắng nhưng là công việc mới, có tính đa ngành, tổng hợp, cán bộ kiêm nhiệm, lại chưa được đào tạo, tập huấn còn lúng túng. Do là năm đầu tiên thực hiện nên các sở ngành, đoàn thể liên quan chưa chủ động bố trí vốn từ đầu trong kế hoạch, phải đề xuất bổ sung kinh phí làm ảnh hưởng đến tiến độ. Và sự phối hợp giữa các bên, sở ngành, đoàn thể… không phải lúc nào cũng chặt chẽ.

nguồn:http://www.sggp.org.vn

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN