Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1915
Lượt truy cập : 7758530
ASEAN chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu (02/03/2015)
Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế các nước thành viên ASEAN. Do vị trí địa lý, nhiều thành viên ASEAN đang ngày càng vất vả chống chọi với bão lũ ngày càng khắc nghiệt hơn, thiệt hại về người và của ngày càng nặng nề hơn. 


Philippines ngày càng hứng chịu những cơn bão lũ dữ dội hơn do biến đổi khí hậu.

 

Mục tiêu của Malaysia

Các nhà nghiên cứu môi trường Malaysia đang xúc tiến kế hoạch nghiên cứu chung giữa các nước ASEAN về việc thay đổi khí hậu toàn cầu và tác động của nó đối với kinh tế xã hội của khu vực trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur vào cuối năm nay. Tờ Malaysian Insider cho biết nghiên cứu này nhằm mục đích tạo ra một nền tảng hợp tác cho các nhà khoa học ASEAN trong việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, bao gồm cả hạn hán kéo dài và mưa bất thường trong vài năm qua.

Giáo sư, Tiến sĩ Fredolin T. Tangang, khoa Khí hậu và Hải dương học thuộc Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM), cho biết điều kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán đã gia tăng trong khu vực. “Khi Malaysia là chủ tịch ASEAN, đây là thời điểm thích hợp cho các chuyên gia của chúng tôi chủ trì, phối hợp với các nhà khoa học trong khu vực để nghiên cứu thay đổi khí hậu trong khu vực”, ông Tangang nói với hãng thông tấn Bernama.

Hiện Malaysia đang nghiên cứu chi tiết cho phép các nhà khoa học dự đoán những thay đổi thời tiết trong khu vực và có những bước đi tích cực để đảm bảo khu vực này luôn sẵn sàng để đối mặt với thảm họa, bên cạnh việc giảm số người chết và thiệt hại tài sản.

Ông Tangang là Phó Chủ tịch Nhóm làm việc I của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) toàn cầu. Theo ông Tangang, nghiên cứu này sẽ giúp lập kế hoạch cho sự phát triển của ASEAN và các ngành công nghiệp có thể làm giảm các tác động tiêu cực lâu dài đối với môi trường.

Báo cáo của IPCC về thời tiết cực đoan xuất hiện từ năm 2012 cho thấy có sự gia tăng về số lượng các trường hợp liên quan đến thời tiết cực đoan toàn cầu và số lượng chắc chắn sẽ tăng lên nếu các quốc gia thất bại trong việc giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
 

Cần hành động nhanh

Nghiên cứu biến đổi khí hậu trong khu vực Đông Nam Á không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì chưa có tổ chức nào có khả năng làm như vậy và thiếu các phương tiện như thiết bị siêu máy tính cần thiết để tạo ra một mô phỏng khí hậu khu vực dựa trên dữ liệu thay đổi khí hậu trong các nước thành viên ASEAN.

Giáo sư, Tiến sĩ Datuk Azizan Abu Samah, giảng viên cao cấp Trường Đại học Malaysia, cũng đồng ý rằng Malaysia sẽ thảo luận các chủ đề về thay đổi khí hậu tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Kuala Lumpur năm nay. Ông cho biết các nhà lãnh đạo ASEAN chắc chắn sẽ muốn thảo luận về vấn đề này vì nước của họ cũng đã trải qua những thay đổi khí hậu cực đoan, như Philippines, nơi phải chịu đựng không phải một, mà là hai hoặc ba cơn bão trong một năm. Thái Lan đã phải đắp đập đề phòng các cơn lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử và năm 2014, Việt Nam phải chịu một đợt hạn hán kéo dài. Tất cả do biến đổi khí hậu gây ra.

Hôm 28-2 vừa qua, đại diện từ 20 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Bangkok, Thái Lan bàn về chiến lược phát triển trong bối cảnh  biến đổi khí hậu. Sau những kết quả thành công tại Hội nghị khí hậu toàn cầu cuối tháng 12-2014 tại Lima, thủ đô Peru, trong đó 190 nước đã nhất trí về một lộ trình xây dựng một hiệp ước cắt giảm khí thải mới.

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, những người dân nghèo nhất của châu Á - Thái Bình Dương dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy họ cần được thông tin chính xác, hỗ trợ kỹ thuật và sự chỉ đạo quyết đoán để giúp họ thích nghi với các bất lợi do tác động của biến đổi khí hậu.

Theo http://sggp.org.vn

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 10/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 09/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 08/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 07/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN