Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 88
Lượt truy cập : 7698946
Cần sự đột phá ngành nông nghiệp (19/07/2016)

Lần đầu tiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành nông nghiệp nước ta tăng trưởng âm, tác động không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về các chính sách hỗ trợ nông dân một cách thiết thực để ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, ổn định khu vực nông thôn, phục hồi tăng trưởng trong thời gian tới.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong 6 tháng đầu năm, GDP nông,  lâm, thủy sản giảm 0,18%. Nguyên nhân do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn (giảm 6,4%); thủy sản, chăn nuôi cũng thiệt hại nặng, chủ yếu ở ĐBSCL, Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Trong khi đó, Bộ KH-ĐT ước tính hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại khoảng 15.000 tỷ đồng cho nền kinh tế Việt Nam… Nhìn rộng hơn, sự sụt giảm tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam cho thấy những hạn chế, yếu kém của một nền nông nghiệp hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
 

Vấn đề đặt ra, trong 6 tháng cuối năm là làm sao lấy lại đà tăng trưởng cho nông nghiệp, từ đó ổn định sản xuất và đời sống nông dân. Trước tiên, trong giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ và diễn biến khắc nghiệt của biến đổi khí hậu thì phải nhận thức rõ hơn cơ hội nào ĐBSCL đang và sẽ có; thách thức nào là quan trọng nhất để từ đó có giải pháp thích hợp. Về ứng phó biến đổi khí hậu, đây là bài toán tổng thể cần giải quyết ở các khâu quản lý nguồn nước, phòng, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
 

Để giải quyết việc này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH-ĐT rà soát lại tổng thể quy hoạch toàn vùng; rà soát lại các giải pháp về công trình và phi công trình nhằm kiểm soát mặn, trữ nước ngọt. Các địa phương cần có biện pháp chuyển đổi sản xuất, thời vụ phù hợp để đảm bảo sinh kế người dân. Thời gian tới, cần tăng diện tích đất trồng cây lâu năm, giảm và ổn định quỹ đất chuyên trồng lúa. Bên cạnh đó, cần định hướng lợi thế của từng tiểu vùng, từ đó xác định cây trồng vật nuôi thích hợp.
 

Theo các chuyên gia, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân. Song dường như hiệu quả và tác động của các chính sách này chưa cao, do thiếu nguồn lực để triển khai và thủ tục hành chính nhiêu khê. Bên cạnh đó, định hướng nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, theo kiểu thu gom sản lượng của 10 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ thành một khối lượng hàng hóa lớn, lộn xộn để xuất khẩu với giá rẻ. Để khắc phục vấn đề này, cần rà soát lại các chính sách, chọn một số chính sách hỗ trợ các đối tượng chủ lực để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại. Tại ĐBSCL, cần nhanh chóng triển khai thí điểm đề án liên kết vùng đối với 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giải ngân vốn xây dựng cơ bản, trái phiếu chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn ODA để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm; đẩy mạnh nuôi trồng tôm thẻ chân trắng, sản xuất vụ lúa đông xuân của vùng đi liền với tiết kiệm chi phí, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để lấy lại đà tăng trưởng của nông nghiệp.
 

Về lâu dài, Nhà nước cần xem xét lại chính sách đầu tư nông nghiệp. Hiện nay nông nghiệp đóng góp 18% - 20% GDP cả nước, vậy nhưng thực tế đầu tư cho ngành thì thấp xa con số này, chỉ chiếm 6% GDP. Bên cạnh đó, chỉ có hơn 1% số doanh nghiệp FDI đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam. Nếu Nhà nước có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thực sự để các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp, thì nguồn vốn sẽ tăng lên rất nhiều. Cụ thể, đó là chính sách về tích tụ đất đai, chính sách huy động vốn và nguồn lực lao động có trình độ cao. Và điều quan trọng là cần có chính sách phù hợp hướng những người nông dân trở thành những công nhân nông nghiệp, có tay nghề, có trình độ, thực sự tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh, để người nông dân sống được trên mảnh đất của mình.


Theo http://sggp.org.vn
Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN