Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 24
Lượt truy cập : 7591293
Cần sự kết hợp giữa các khu công nghệ cao (23/03/2015)

Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM là một trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước. Hiện nơi đây tập hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, trình diễn các mô hình sản xuất thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao…

Lợi thế từ “người anh em”

TPHCM với đặc thù phát triển đã hình thành nên Công viên phần mềm Quang Trung, nơi tập trung đông đảo nguồn lực cũng như tiềm năng trong lĩnh vực phần mềm. Không chỉ vậy, TPHCM còn có Khu Công nghệ cao TPHCM, nơi có hàm lượng công nghệ, chất xám cao… chiếm một vị trí quan trọng trong tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới từ các tập đoàn đa quốc gia. Trường Đại học Quốc gia TPHCM có Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) mà thời gian gần đây có hàng chục sản phẩm đã được ứng dụng trong nước như thiết bị giám sát hành trình, thiết bị trong ngành điện lực, thiết bị giám sát nguồn phóng xạ…
 

Ứng dụng hệ thống tự động trong nhà màng, nhà lưới do trong nước sản xuất rất cần thiết với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao TPHCM.
 

Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM thời gian qua đã được xây dựng, phát triển, tạo nên những thành công nhất định trong việc nuôi trồng, nghiên cứu, nhân giống cây trồng chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp, mang lại năng suất, hiệu quả cao. Với định hướng phát triển thành khu nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường; tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất… Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đang rất cần các hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống quản lý, giám sát phục vụ cho nuôi trồng trong nhà màng, nhà kính.

Từ đây cho thấy, đã đến thời điểm Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM cần tận dụng và khai thác nguồn lực cũng như thế mạnh công nghệ từ “những người anh em” là Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao TPHCM, ICDREC… để phát triển những sản phẩm hỗ trợ công nghệ trong nước.

Sẽ thay thế được nhiều thứ

Một doanh nhân có công ty trong Công viên phần mềm Quang Trung khẳng định, không hề khó khi tạo ra các phần mềm vận hành cho các chương trình liên quan đến tự động hóa nông nghiệp. Tuy nhiên vấn đề này rất ít được nhắc đến và nếu có cũng chỉ là những gợi ý ban đầu. Trong khi đó, những hệ thống tự động trong nhà màng, nhà lưới hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao. Trong quá trình áp dụng, những hệ thống tự động này gặp nhiều khó khăn khi vận hành, bảo dưỡng và tìm phụ tùng thay thế nếu có trục trặc.

Điển hình hệ thống châm phân, tưới bón nhỏ giọt tự động được cũng được nhập khẩu với giá khá đắt. Ở đây, không chỉ cần một hệ thống phần mềm mà còn rất cần những nghiên cứu từ Khu Công nghệ cao TPHCM hay ICDREC trong nghiên cứu chế tạo vi mạch cho các thiết bị.

ICDREC cho rằng, các sản phẩm đã được thương mại hóa từ chương trình vi mạch TPHCM nếu tiếp tục ứng dụng vào xây dựng, phát triển các hệ thống tự động hóa nông nghiệp ở Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM sẽ là điều đáng mừng. Việc triển khai này đòi hỏi phải có kế hoạch từ Sở KH-CN TPHCM cũng như chủ trương của UBND TPHCM và đặc biệt là sự đồng tình triển khai của Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. ICDREC cũng khẳng định: Cụ thể chỉ nói đến những hệ thống tự động trong nhà màng, nhà lưới, nếu ICDREC kết hợp cùng với các đơn vị khác nghiên cứu, chế tạo sẽ tạo nên hệ thống với giá thành rẻ hơn, dễ sử dụng và bảo hành thời gian lâu hơn.

Ở lĩnh vực tự động hóa nông nghiệp công nghệ cao, có cả trăm hệ thống liên quan, như hệ thống lưới cắt nắng, mở mái tự động; hệ thống điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ tự động; hệ thống giám sát độ sáng, màu sắc ánh sáng, chế độ phát sáng trong trồng cây ngày dài, ngày ngắn và tảo…

 Cho nên, thiết nghĩ việc kết hợp các đơn vị công nghệ cao trên địa bàn TPHCM lại với nhau để tạo ra những hệ thống tự động hóa do chính trong nước thiết kế, sản xuất là cần thiết. Hơn nữa, TPHCM với mục tiêu cũng như kỳ vọng ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực thì sự kết hợp này nếu thành công còn mang giá trị lớn trong phát triển, chuyển giao công nghệ cho các khu vực khác.

Theo http://www.sggp.org.vn

 

 
 

 


 

Tin tức khác
Hướng đến nông nghiệp sinh thái (17/07/2023)
Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch phòng, chống thiên tai (17/02/2023)
Đưa công nghệ GIS vào cảnh báo lũ và thông tin nông nghiệp (30/01/2023)
'Thủy lợi đến đâu, đói nghèo ra đi đến đó' (09/09/2022)
Đảm bảo an ninh nguồn nước là tương lai của ngành nông nghiệp (12/08/2022)
Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (11/07/2022)
Tiết kiệm nước tưới cho cây trồng (07/05/2022)
Đất nông nghiệp đang suy giảm, ô nhiễm (21/12/2021)
Ngành Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thủy lợi (06/09/2021)
Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (21/06/2021)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN