Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 399
Lượt truy cập : 7590839
Phương án phòng chống lụt bão, triều cường năm 2015 (22/06/2015)
Thực hiện Quyết định số: 2260/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND.TP Hồ Chí Minh ban hành phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố và Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND.TP Hồ Chí Minh ban hành phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố;

Để đảm bảo an toàn công trình phục vụ sản xuất, kịp thời xử lý các sự cố, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, triều cường gây ra trên địa bàn các công trình thuỷ lợi. Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ Thủy lợi lập phương án phòng và ứng phó khi bão, lũ, triều cường xảy ra trong năm 2015, cụ thể như sau:
 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
Bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi, kịp thời xử lý các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ gây ra.
2. Yêu cầu:
– Tất cả các CB.CNV Công ty cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng, đảm bảo chủ động trong công tác và ứng phó kịp thời, khẩn trương với mọi tình huống xảy ra;
– Tích cực phối hợp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn CTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các quận huyện để triển khai kế hoạch phòng và ứng phó khi bão, lũ xảy ra đạt kết quả cao nhất.
 
II. Nội dung và giải pháp thực hiện:
1. Công tác triển khai thực hiện trước khi bão lũ, triều cường, mưa lớn:
1.1.Tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ trực PCTT 24/24 trong toàn đơn vị (từ Văn phòng Công ty đến các Xí nghiệp, Cụm, Trạm, tổ đội trực thuộc). Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ứng phó tại chỗ và lực lượng chi viện;
1.2. Theo dõi sát tình hình diễn biến khí tượng thủy văn:
– Cập nhật thường xuyên thông báo của Văn phòng BCH PCTT và TKCN Thành phố, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ về tình hình mưa, bão, xả lũ, mực nước triều, tình hình ngập úng trên địa bàn Thành phố (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, fax...);
– Thực hiện công tác đo đạc, quan trắc đúng quy định về lượng mưa, mực nước, tình hình ngập úng trên các công trình thủy lợi: Kênh Đông Củ Chi, Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, Suối Nhum, Suối Cái, Cầu Sa, Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, khu vực công trình bờ hữu ven sông Sài Gòn;
– Cập nhật các thông tin trên website Công ty.
 
1.3. Kiểm tra hiện trạng các CTTL và tổ chức vận hành công trình hợp lý:
– Khu vực kênh Đông Củ Chi:
    + Các tuyến kênh tưới: Kênh chính Đông, kênh tạo nguồn chủ lực: N38, N46, N25, N31A,…
    + Các trục kênh tiêu chính: Kênh tiêu Thầy Cai, kênh tiêu Thai Thai, kênh TCC1, TCC1-2, T38, …
    + Các cống điều tiết, xả đáy: K34+644, K41, K43, K45, cống xả đáy K45 kênh Đông, các cống xả đáy trên N31A;
Khu vực Hóc Môn – Bắc Bình Chánh:
    + Các trục kênh chính: Kênh An Hạ, kênh ranh Long An, kênh Liên Vùng, kênh A, kênh B, kênh C,…
    + Các tuyến đê bao: Thầy Cai-An Hạ, kênh A, kênh B, kênh C, Liên Vùng, kênh Ngang…
    + Các cống ngăn lũ, tiêu úng: Cống An Hạ, các cống cuối kênh A, B, C, kênh Liên Vùng, kênh ranh Long An, cống Tân Kiên,…
– Khu vực ven sông Sài Gòn:
             + Đoạn từ cầu Bà Bếp đến Sông Lu:
  * Kiểm tra hiện trạng các công trình đang thi công, đảm bảo an toàn các đê quay, kênh dẫn dòng đảm bảo thông thoáng, tiêu thoát nước cho khu vực;
  * Kiểm tra hiện trạng công trình thủy lợi Thai Thai – Bến Súc, An Phú – Phú Mỹ Hưng. Chú ý quan trắc theo dõi các vị trí, đoạn xung yếu sạt lỡ hoặc có nguy cơ sạt lỡ, khi có xả lũ của hồ Dầu Tiếng;
          + Đoạn từ cầu Bà Bếp đến rạch Tra (CTTL Nam & Bắc rạch Tra):
  * Phối hợp các địa phương và các đơn vị thi công thường xuyên kiểm tra, theo dõi hiện trạng các bờ bao để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời;
  * Kiểm tra nhắc nhở các đơn vị đang thi công công trình bờ hữu ven sông Sài Gòn đẩy nhanh tiến độ thi công gia cố bờ bao, bảo đảm phòng chống lũ, triều cường tốt đồng thời phải xây dựng phương án di chuyển vật tư thiết bị thi công khi có sự cố bảo đảm tính mạng và tài sản;
* Các đơn vị thi công thường xuyên kiểm tra tại các vị trí xung yếu trong thời gian mưa, lũ và triều cường.
– Khu vực quận Thủ Đức và quận 9:
     + Vận hành các cống Gò Dưa, rạch Đá, rạch Ông Dầu, rạch Thủ Đức, Cầu Đức Nhỏ, đảm bảo an toàn phục vụ tốt công tác PCLB, triều cường;
     + Phối hợp địa phương, Khu Công nghệ cao tổ chức kiểm tra, vận hành công trình Suối Nhum, Suối Cái bảo đảm tiêu thoát nước trong khu vực.
1.4. Triển khai các công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ:
– Kiểm tra hệ thống điện và thông tin liên lạc (điện thoại, máy fax) trong toàn đơn vị, cụm trạm, đảm bảo hoạt động bình thường, thông suốt; chú ý hệ thống điện tại các cụm, trạm, cống điều tiết ­đảm bảo tốt để vận hành công trình;
– Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm nước, nhiên liệu để triển khai bơm chống úng, ngập;
– Chuẩn bị lực lượng xe máy, thiết bị các loại (danh mục đính kèm);
– Chuẩn bị đầy đủ vật tư tại các điểm tập kết ngoài hiện trường: Đất, cát, đá, bao tải đựng cát, lưới B40, phên tre, cừ tràm…;
– Sẵn sàng các dụng cụ PCTT tại các đơn vị trực thuộc, cụm, trạm;
–Tỉa cành các cây phòng hộ trên công trình để đề phòng cây ngã ảnh hưởng đến an toàn công trình; sử dụng cây phòng hộ trên kênh Chính Đông, N25, N38, N46, và các tuyến kênh trên công trình Hóc Môn - Bắc Bình Chánh để phục vụ ứng cứu sự cố (nếu có);
1.5.Phối hợp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các quận - huyện liên quan (huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,    quận 9, quận 12, quận Thủ Đức) để triển khai phương án phòng tránh, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn về tài sản và người dân trên địa bàn.
1.6.Phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Khu Quản lý Đường thủy Nội địa trong việc điều tiết giao thông thủy tại các cống Gò Dưa, Ông Dầu, Thủ Đức, Rạch Đá khi vận hành đóng mở cửa van các cống.
1.7.  Đối với các công trình đang thi công(do Công ty thi công hoặc làm chủ đầu tư): Gồm các công trình: Tiêu thoát nước Suối Nhum, Suối Cái, kênh tiêu thoát nước Ba Bò, các công trình PCLB 2015, công trình thủy lợi Thai Thai – Bến Súc, An Phú – Phú Mỹ Hưng, Rạch Sơn – Cầu Đen, Sông Lu- Láng The, 05 cống ngăn triểu quận Thủ Đức …
– Có biện pháp che chắn bảo vệ an toàn các công trình đang thi công dở dang;
– Gia cố lán trại bảo vệ an toàn các vật tư, thiết bị máy móc, lao động tại công trường;
– Thường xuyên kiểm tra, gia cố đê quay, bờ bao bảo đảm cao trình chống lũ và chống sạt lở.
2. Công tác triển khai thực hiện khi bão, lũ, triều cường xảy ra:
2.1.Ban Giám đốc Công ty, BCH PCTT Công ty trực tiếp chỉ đạo triển khai phương án PCTT, phân công từng thành viên phụ trách địa bàn xuống cơ sở để chỉ đạo ứng phó với bão lũ. Bố trí đầy đủ lực lượng trực phòng chống lụt bão 24/24 tại các cụm trạm, cống điều tiết, cống đập chính và các vị trí công trình xung yếu. Thực hiện chế độ báo cáo về Văn phòng Công ty 1giờ/lần; Nội dung báo cáo bao gồm:
– Tình hình mưa, lũ, mực nước trên các sông, kênh chính, kênh tạo nguồn và các cống đầu mối;
– Hiện trạng công trình kênh, rạch, cống đập, đê bao, chú ý các vị trí xung yếu;
– Các khu vực bị ngập úng;
– Các thiệt hại khác (nếu có);
– Đề xuất xử lý các tình huống.
2.2. Tổ chức điều tiết vận hành công trình hợp lý:
– Tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn công trình cấp trên, xả nước phân lũ xuống công trình cấp dưới; phân lũ phải ưu tiên đảm bảo an tòan khu dân cư…
– Chú trọng công tác kiểm tra công trình chống sạt lở, vận hành các cống điều tiết trên hệ thống kênh tiêu TCC1, TCC1-2, khu vực bờ bao Tam Tân -Thái Mỹ;
– Công trình thủy lợi Hóc Môn- Bắc Bình Chánh, các công trình thủy lợi ven sông Sài Gòn (Nam &Bắc rạch Tra): Vận hành theo qui trình ngăn lũ, tiêu úng;
– Các cống Ba Thôn, Đá Hàn, Cầu Sa vận hành theo chế độ ngăn lũ triệt để và tiêu thoát nước;
– Các cống Gò Dưa, rạch Đá, rạch Ông Dầu, rạch Thủ Đức, Cầu Đức Nhỏ vận hành ngăn lũ, tiêu thoát nước theo tình thần thống nhất với địa phương;
– Vận hành tổ máy bơm chống ngập tại cống Cầu Đức Nhỏ trong trường hợp cần thiết.
2.3. Triển khai công tác xử lý sự cố và bơm chống ngập:
a. Xử lý sự cố:
Khi có sự cố xảy ra, các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai thực hiện đúng nguyên tắc 4 tại chỗ, 3 sẵn sang; đồng thời báo cáo kịp thời về Ban chỉ hủy PCTT Công ty để xin ý kiến chỉ đạo.
b. Triển khai bơm chống ngập:
– Chú trọng các khu vực có khả năng xảy ra ngập úng trong thời gian xảy ra mưa bão, lũ, triều cường:
  + Khu IIa, IIb, công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh thuộc địa bàn xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh;
  + Khu vực ven sông Sài Gòn (tập trung khu vực xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; xã Nhị Bình,  xã Nhị Xuân - huyện Hóc Môn, các phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức, Phường 28 - Quận Bình Thạnh, các phường An Phú Đông, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc - Quận 12);
– Đội máy bơm triển khai ngay phương án bơm chống úng theo lệnh điều động của Ban Giám Đốc Công ty; cụ thể:
  + Tổ máy bơm Xí nghiệp Củ Chi: Phụ trách địa bàn huyện Củ Chi;
  + Tổ máy bơm Xí nghiệp Hóc Môn – Bình Chánh: Phụ trách địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh;
  + Tổ máy bơm cống Ba Thôn: Phụ trách địa bàn quận 12, quận Bình Thạnh;
  + Tổ máy bơm Xí nghiệp Thủ Đức: Phụ trách địa bàn quận Thủ Đức và quận 9.
3. Công tác triển khai thực hiện sau bão, lũ, ngập úng do mưa lớn, triều cường, xả lũ:
Sau khi bão, lũ, ngập úng do mưa lớn, triều cường, xả lũ đi qua, tập trung cán bộ công nhân viên Công ty trực tiếp ra hiện trường để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như:
– Tổ chức điều tiết vận hành công trình hợp lý để thoát lũ và phục vụ sản xuất;
– Kiểm tra đánh hiện trạng, đánh giá mức độ thiệt hại và tham gia xử lý, khắc phục sự cố bảo đảm các công trình thủy lợi hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất (nếu có);
– Phối hợp các ngành chức năng (Điện lực, Bưu điện, Giao thông...) xử lý khắc phục các sự cố (nếu có);
– Cùng chính quyền địa phương huy động nhân dân nạo vét tu sửa thông thoáng các tuyến kênh bị sạt lở, bồi lấp để đảm bảo tưới, tiêu kịp thời.
 
III. Lực lượng, phương tiện phòng, tránh, ứng phó bão lũ:
1. Lực lượng:
Tất cả CB.CNV Công ty. Trong đó lực lượng tại các Cụm, trạm và các đơn vị thi công đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng và ứng phó với bão lũ. Tổng cộng lực lượng toàn Công ty 326 người.
Trong đó:
– Văn phòng Công ty                                             :   75 người
–  Xí nghiệp Củ Chi                                               :   95 người
–  Xí nghiệp Hóc Môn - Bình Chánh                     :   40 người
–  Xí nghiệp Thủ Đức                                             :   12 người
–  Xí nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp                        :   04 người
–  Các đơn vị thi công                                            : 100 người.
2. Phương tiện, trang thiết bị:
Phương tiện trang thiết bị được tập kết đầy đủ số lượng và sẵn sàng hoạt động tại các vị trí quy định của Công ty
– Xe máy các loại: Máy đào, xe cẩu, máy phát điện.
– Máy bơm nước, máy hàn, máy mài, máy cưa, máy cắt sắt.
– Ca nô, ô tô, xuồng phao 15HP.
– Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xà ben, búa, palăng.
– Baotải đựng đất, bạt nilong, phên tre.
– Áo phao cá nhân, phao tròn.
                                               
IV. Tổ chức thực hiện:
            1. Phòng Thủy nông:
– Là đơn vị thường trực trong công tác phòng, chống lụt, bão, triều cường;
– Cập nhật thường xuyên thông báo của Văn phòng BCH PCTT và tìm kiếm cứu nạn Thành Phố, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ về tình hình mưa, bão, xã lũ, mực nước triều trên địa bàn Thành phố;
– Tổng hợp số liệu và tình hình diễn biến mưa lũ, phản ảnh kịp thời với BCH.PCTT Công ty để chỉ đạo;
– Theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện của đội máy bơm;
– Hướng dẫn kiểm tra công tác điều tiết, vận hành công trình an toàn và hợp lý trong mùa mưa bão.
            2. Phòng Tổ chức – Hành chính:
– Kiểm tra vấn đề trực ban tại Công ty và các đơn vị trực thuộc;
– Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời các sự cố về điện, điện thoại, Fax, intenet tại văn Công ty phục vụ cho công tác điều hành;
– Điều động phương tiện và đảm bảo hậu cần cho công tác phòng tránh ứng phó.
            3. Phòng Kỹ Thuật, Ban QLDA:
– Trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công triển khai các biện pháp phòng và ứng phó bão, lũ, triều cường tại công trường;
– Báocáo, đề xuất phương án và xử lý kịp thời các sự cố tại công trường.
          4. Các xí nghiệp, cụm, trạm:
– Tăng cường công tác kiểm tra, báo cáo kịp thời tình hình và diễn biến bão, lũ về Ban chỉ huy PCTT Công ty;
– Tổ chức điều tiết, vận hành công trình hợp lý, đảm bảo ngăn lũ, tiêu úng triệt để;
– Phối hợp chính quyền địa phương trong công tác phòng và khắc phục các sự cố trước, trong và sau khi bão, lũ, triều cường xảy ra.


Tin tức khác
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 04) Tin phát lúc: 08h00 (09/10/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 4) (07/10/2023)
TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (26/09/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI KHẨN CẤP (Tin phát lúc: 08h00) (25/09/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 3) lúc 14 giờ (31/08/2023)
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão số 02) (27/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 11H00 NGÀY 18-7-2023 (18/07/2023)
TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 1) LÚC 05H NGÀY 17-7-2023 (17/07/2023)
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG (15/07/2023)
Ứng phó linh hoạt với thiên tai (28/05/2023)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN