Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 870
Lượt truy cập : 2028891
Quy Hoạch Các Giải Pháp Chống Ngập Cho TPHCM Nên Cân Nhắc Thời Điểm Đầu Tư (02/04/2011)
Quy Hoạch Các Giải Pháp Chống Ngập Cho TPHCM Nên Cân Nhắc Thời Điểm Đầu Tư

Sau khi Báo SGGP trích giới thiệu quy hoạch các giải pháp chống ngập cho TPHCM do Giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Sinh Huy thực hiện, Thạc sĩ Hồ Long Phi đã có ý kiến phản hồi:

  • Đê bao trong hay bao ngoài?

Bản quy hoạch này có góc nhìn khác với một số nghiên cứu trước đây về chống ngập cho TPHCM, đặc biệt là bản quy hoạch của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica). Bản quy hoạch của Jica chỉ tập trung cho việc giải quyết thoát nước mưa bằng cách làm cống thoát nước, dự kiến tốn 6 tỷ USD và san nền với tọa độ 2-2,5m. Hầu như họ không quan tâm đến việc chống ngập do triều.


Trong khi đó, bản quy hoạch trên lại hoàn toàn thiên về giải quyết thoát nước do lũ và triều. Như vậy, bản quy hoạch này bổ sung cho bản quy hoạch của Jica là giải quyết đầu ra của cống thoát nước. Nước đổ ra kênh, rạch rồi có thể chảy ra biển.


Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là nhắm đến tầm nhìn xa hơn: khi mặt nước biển dâng lên, hệ thống đê và bờ bao sẽ giúp giữ nguyên mực nước bên trong nội thành, đồng thời, giải quyết được một số khu vực ngập do triều tại TPHCM.


Nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi là làm đê bao trong hay bao ngoài trước? Nhóm tác giả của bản quy hoạch này chọn cách làm đê bao trong và đặt cống chặn các đầu sông lớn, giữ cho mực nước bên trong đê bao lúc nào cũng thấp hơn 1m.


Phương án kỹ thuật của đê bao trong đơn giản hơn, đội ngũ trong nước có thể làm được. Tuy nhiên, nếu chọn giải pháp bao trong thì công trình sẽ phải làm rất nhiều cống (khoảng trên 20 cống, lớn nhỏ).

Với kiểu thi công như hiện nay, vướng đền bù giải tỏa, thủ tục hành chính… thì không biết khi nào công trình mới hoàn thành. Bằng chứng là các công trình thoát nước đang làm hiện nay, cái nào cũng ì ạch. Như vậy, nếu không có sự đổi mới trong quản lý dự án, hiệu quả của công trình này ít nhất phải 10 năm mới thấy được.


Trường hợp chọn phương án bao ngoài (làm 2 cống lớn trên sông Soài Rạp và Lòng Tàu) thì nó sẽ có ưu điểm là chỉ từ 3-5 năm công trình sẽ phát quy hiệu quả, tạo chuyển biến về kinh tế xã hội rõ nét, nhất là về mặt nhận thức trong nhân dân.

Tuy nhiên, với điều kiện là chúng ta tập trung vốn tối đa để thuê kỹ thuật của nước ngoài. Đê bao này sẽ nằm trên tuyến đường cao tốc vành đai ngoài phía Nam. Cách làm này sẽ giảm chi phí đầu tư 2 cầu (hiện nay TP đang tính làm 2 cầu bắc qua sông Soài Rạp và Lòng Tàu). Nếu cống bố trí kết hợp với giao thông sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng từ 2 cầu này.

  • Chưa tính đến khu vực ngập triều nặng

Nỗi băn khoăn lớn thứ hai của tôi là theo dự tính, tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 khoảng 4.000 tỷ đồng. Nhóm tác giả bản quy hoạch nhận định: “Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, hệ thống có thể làm giảm mức nước cao nhất trên các tuyến rạch trong khu vực xuống dưới cao độ 1m, đảm bảo khu trung tâm và khu Nam TPHCM không còn bị ngập do thủy triều và do triều cộng mưa vào mùa mưa”. Nhận định này khiến người ta hiểu lầm là khi kiểm soát được mực nước triều, ngăn lũ sẽ làm cho TP hết ngập!


Trong khi thực tế hiện tại khu vực nội thành TPHCM, khi lượng mưa chỉ 30mm, dù không có triều, cũng gây ngập. Khi lượng mưa lên tới 60mm là TP bị ngập nặng. Vì vậy, nếu dự án kiểm soát được triều, lũ phát huy tác dụng thì nội đô TP vẫn bị ngập khi mưa xuống.


TPHCM có diện tích đất thấp lớn nhưng khu vực bị ngập do mưa lớn còn khu vực ngập do triều rất ít. Vì vậy, có nhiều giải pháp giải quyết ngập do triều với kinh phí rẻ hơn. Cho nên, về chiến lược dự án này nhất thiết phải thực hiện nhưng theo tôi cần cân nhắc kỹ thời điểm đầu tư sao cho hợp lý.


Ngoài ra, còn hai vùng ngập nặng do triều hiện nay mà bản quy hoạch chưa đề cập đến là Khu bán đảo Bình Quới Thanh Đa và Văn Thánh. Cuối cùng, tôi thống nhất với phương án làm đê bao từ Rạch Tra xuống Cần Guộc thành một hệ thống khép kín qua các quận 2, 9, Thủ Đức. Tuy nhiên, giải pháp làm đê bao cho bờ tả cần phải tính toán lại sao cho kinh tế và ít gây xáo trộn đời sống nhân dân.


Nguồn; sggp.org.vn

Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 29/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 28/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 27/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 26/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 25/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 24/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 23/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 22/10/2024 (29/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 21/10/2024 (21/10/2024)
Dự báo thủy văn ngày 20/10/2024 (21/10/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN