Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm - Dịch vụ Dự án Tin tức Tin nội bộ Hoạt động Đảng- Đoàn thể Thư viện ảnh - Bản đồ Liên hệ
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chung
Sơ đồ tổ chức
Thành tích đạt được
Tìm kiếm
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ
Online : 1029
Lượt truy cập : 7768716
Ứng phó với thiên tai (15/08/2014)

Từ đầu năm 2014 đến nay, thời tiết cực đoan liên tục diễn ra trên khắp cả nước gây nhiều thiệt hại về tài sản và con người. Bão, mưa - lũ, động đất, dông lốc, sạt lở, sét đánh… ngày càng diễn biến phức tạp. Dù đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn rất lớn. Thực tế đang đòi hỏi việc dự báo, tuyên truyền để người dân tự trang bị kiến thức để đề phòng thiên tai là cấp thiết.

Trong 2 tuần qua, tại ĐBSCL liên tiếp xảy ra hai trận lốc xoáy gây thiệt hại gần 200 căn nhà ở Cần Thơ và Hậu Giang. Một số người dân ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã dùng điện thoại di động ghi lại được “một vòi rồng” kinh hoàng quét qua thị trấn nhỏ này. Trước đó, tại An Giang lốc xoáy cũng làm sập, tốc mái hơn 200 căn nhà. Theo nhận định của Viện Vật lý địa cầu: ĐBSCL là một trong những vùng xuất hiện nhiều dông, sét rõ rệt nhất trong cả nước. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện ở ĐBSCL trong bối cảnh khu vực này đang chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Trong đó, tại Hậu Giang đã ghi nhận sự xuất hiện mưa đá. Những thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nặng nề. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương, năm 2013, cả nước có 254 người chết, 31 người bị mất tích, 859 người bị thương, 12.000 ngôi nhà bị đổ sập, 350.000ha hoa màu bị thiệt hại.

Trong 10 ngày đầu tháng 8-2014, nước lũ trên sông Mê Công đã ập về Campuchia. Theo ghi nhận, đã có ít nhất 19 người chết, hàng ngàn người phải sơ tán khẩn cấp do nước lũ hoành hành. Ngày 10-8, Đài Khí tượng - thủy văn Nam bộ ghi nhận mực nước tại Tân Châu là 3,71m, vượt mức báo động 1 và gần chạm mức báo động 2. Nước lũ kết hợp triều cường đã gây thiệt hại nặng nề trên 7.000ha lúa ở các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An. Đây chỉ mới là “khởi động” của mùa lũ còn kéo dài.

Tại ĐBSCL, trong gần 2 thập niên vừa qua, vấn đề “chung sống với lũ” gần như là vấn đề thời sự mỗi khi nước từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về. Trong đó, nhiều quyết sách quan trọng như “nắn dòng lũ”, thoát lũ ra biển Tây; các quyết sách hạ tầng phục vụ dân sinh như cho người dân vay vốn tôn cao nền nhà, làm nhà trên cọc liên tục được nối tiếp triển khai. Và gần đây nhất là việc triển khai hàng loạt cụm, tuyến dân cư ở các khu vực an toàn. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương hoàn thiện các cụm, tuyến dân cư và di dân vào đây. Có thể nói, việc di dời hàng trăm ngàn hộ dân vào các cụm, tuyến dân cư đã giảm tối đa các trường hợp trẻ em chết đuối trong mùa lũ. Cùng lúc, nhiều địa phương ở vùng lũ đã mở nhiều lớp dạy bơi cho trẻ em. Đây là việc làm cần thiết để trang bị kỹ năng sống cho trẻ em trong môi trường thường xuyên bị lũ lụt hoành hành như ĐBSCL.

Nhiều công trình hạ tầng phục vụ dân sinh đã góp phần đáng kể để người dân ĐBSCL yên tâm “chung sống với lũ”! Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh nhiều vấn đề do thiên tai gây ra. Việc các địa phương lạm dụng làm đê bao kiên cố sản xuất lúa vụ 3 tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Nhiều tuyến đê bao được xây dựng với mục tiêu ban đầu là bảo vệ lúa. Tuy nhiên, sau nhiều năm do không xả lũ, người dân đã cất nhà và trồng hoa màu trong vùng đê bao. Hiện nay rất nhiều địa phương lúng túng khi đề cập đến vấn đề xả lũ. Trong 3 năm trở lại đây, liên tiếp nhiều tuyến đê bao sản xuất lúa bị nước lũ phá vỡ. Nếu như các tuyến đê kiên cố bị nước lũ phá vỡ hậu quả rất khó lường - vì rất nhiều nhà dân xây dựng không đạt cao trình sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Đây cũng là lời cảnh báo cho các địa phương sớm có giải pháp “dự phòng” để bảo vệ sinh mạng người dân trong các tình huống thiên tai ập đến!

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tần suất lốc xoáy, sét đánh, lũ lụt… diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi chính quyền các địa phương ở ĐBSCL phải triển khai gấp các biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ. Trong đó, cần sớm mở nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn để trang bị “kỹ năng ứng phó thiên tai” cho người dân trong vùng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra!

- See more at: http://sggp.org.vn/theodongthoisu/2014/8/358168/#sthash.AQyem7Zl.dp
Từ đầu năm 2014 đến nay, thời tiết cực đoan liên tục diễn ra trên khắp cả nước gây nhiều thiệt hại về tài sản và con người. Bão, mưa - lũ, động đất, dông lốc, sạt lở, sét đánh… ngày càng diễn biến phức tạp. Dù đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn rất lớn. Thực tế đang đòi hỏi việc dự báo, tuyên truyền để người dân tự trang bị kiến thức để đề phòng thiên tai là cấp thiết.

Trong 2 tuần qua, tại ĐBSCL liên tiếp xảy ra hai trận lốc xoáy gây thiệt hại gần 200 căn nhà ở Cần Thơ và Hậu Giang. Một số người dân ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã dùng điện thoại di động ghi lại được “một vòi rồng” kinh hoàng quét qua thị trấn nhỏ này. Trước đó, tại An Giang lốc xoáy cũng làm sập, tốc mái hơn 200 căn nhà. Theo nhận định của Viện Vật lý địa cầu: ĐBSCL là một trong những vùng xuất hiện nhiều dông, sét rõ rệt nhất trong cả nước. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện ở ĐBSCL trong bối cảnh khu vực này đang chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Trong đó, tại Hậu Giang đã ghi nhận sự xuất hiện mưa đá. Những thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nặng nề. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương, năm 2013, cả nước có 254 người chết, 31 người bị mất tích, 859 người bị thương, 12.000 ngôi nhà bị đổ sập, 350.000ha hoa màu bị thiệt hại.

Trong 10 ngày đầu tháng 8-2014, nước lũ trên sông Mê Công đã ập về Campuchia. Theo ghi nhận, đã có ít nhất 19 người chết, hàng ngàn người phải sơ tán khẩn cấp do nước lũ hoành hành. Ngày 10-8, Đài Khí tượng - thủy văn Nam bộ ghi nhận mực nước tại Tân Châu là 3,71m, vượt mức báo động 1 và gần chạm mức báo động 2. Nước lũ kết hợp triều cường đã gây thiệt hại nặng nề trên 7.000ha lúa ở các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An. Đây chỉ mới là “khởi động” của mùa lũ còn kéo dài.

Tại ĐBSCL, trong gần 2 thập niên vừa qua, vấn đề “chung sống với lũ” gần như là vấn đề thời sự mỗi khi nước từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về. Trong đó, nhiều quyết sách quan trọng như “nắn dòng lũ”, thoát lũ ra biển Tây; các quyết sách hạ tầng phục vụ dân sinh như cho người dân vay vốn tôn cao nền nhà, làm nhà trên cọc liên tục được nối tiếp triển khai. Và gần đây nhất là việc triển khai hàng loạt cụm, tuyến dân cư ở các khu vực an toàn. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương hoàn thiện các cụm, tuyến dân cư và di dân vào đây. Có thể nói, việc di dời hàng trăm ngàn hộ dân vào các cụm, tuyến dân cư đã giảm tối đa các trường hợp trẻ em chết đuối trong mùa lũ. Cùng lúc, nhiều địa phương ở vùng lũ đã mở nhiều lớp dạy bơi cho trẻ em. Đây là việc làm cần thiết để trang bị kỹ năng sống cho trẻ em trong môi trường thường xuyên bị lũ lụt hoành hành như ĐBSCL.

Nhiều công trình hạ tầng phục vụ dân sinh đã góp phần đáng kể để người dân ĐBSCL yên tâm “chung sống với lũ”! Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh nhiều vấn đề do thiên tai gây ra. Việc các địa phương lạm dụng làm đê bao kiên cố sản xuất lúa vụ 3 tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Nhiều tuyến đê bao được xây dựng với mục tiêu ban đầu là bảo vệ lúa. Tuy nhiên, sau nhiều năm do không xả lũ, người dân đã cất nhà và trồng hoa màu trong vùng đê bao. Hiện nay rất nhiều địa phương lúng túng khi đề cập đến vấn đề xả lũ. Trong 3 năm trở lại đây, liên tiếp nhiều tuyến đê bao sản xuất lúa bị nước lũ phá vỡ. Nếu như các tuyến đê kiên cố bị nước lũ phá vỡ hậu quả rất khó lường - vì rất nhiều nhà dân xây dựng không đạt cao trình sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Đây cũng là lời cảnh báo cho các địa phương sớm có giải pháp “dự phòng” để bảo vệ sinh mạng người dân trong các tình huống thiên tai ập đến!

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tần suất lốc xoáy, sét đánh, lũ lụt… diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi chính quyền các địa phương ở ĐBSCL phải triển khai gấp các biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ. Trong đó, cần sớm mở nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn để trang bị “kỹ năng ứng phó thiên tai” cho người dân trong vùng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra!

Theo sggp.org.vn
 

Từ đầu năm 2014 đến nay, thời tiết cực đoan liên tục diễn ra trên khắp cả nước gây nhiều thiệt hại về tài sản và con người. Bão, mưa - lũ, động đất, dông lốc, sạt lở, sét đánh… ngày càng diễn biến phức tạp. Dù đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn rất lớn. Thực tế đang đòi hỏi việc dự báo, tuyên truyền để người dân tự trang bị kiến thức để đề phòng thiên tai là cấp thiết.

Trong 2 tuần qua, tại ĐBSCL liên tiếp xảy ra hai trận lốc xoáy gây thiệt hại gần 200 căn nhà ở Cần Thơ và Hậu Giang. Một số người dân ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã dùng điện thoại di động ghi lại được “một vòi rồng” kinh hoàng quét qua thị trấn nhỏ này. Trước đó, tại An Giang lốc xoáy cũng làm sập, tốc mái hơn 200 căn nhà. Theo nhận định của Viện Vật lý địa cầu: ĐBSCL là một trong những vùng xuất hiện nhiều dông, sét rõ rệt nhất trong cả nước. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện ở ĐBSCL trong bối cảnh khu vực này đang chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Trong đó, tại Hậu Giang đã ghi nhận sự xuất hiện mưa đá. Những thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nặng nề. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương, năm 2013, cả nước có 254 người chết, 31 người bị mất tích, 859 người bị thương, 12.000 ngôi nhà bị đổ sập, 350.000ha hoa màu bị thiệt hại.

Trong 10 ngày đầu tháng 8-2014, nước lũ trên sông Mê Công đã ập về Campuchia. Theo ghi nhận, đã có ít nhất 19 người chết, hàng ngàn người phải sơ tán khẩn cấp do nước lũ hoành hành. Ngày 10-8, Đài Khí tượng - thủy văn Nam bộ ghi nhận mực nước tại Tân Châu là 3,71m, vượt mức báo động 1 và gần chạm mức báo động 2. Nước lũ kết hợp triều cường đã gây thiệt hại nặng nề trên 7.000ha lúa ở các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An. Đây chỉ mới là “khởi động” của mùa lũ còn kéo dài.

Tại ĐBSCL, trong gần 2 thập niên vừa qua, vấn đề “chung sống với lũ” gần như là vấn đề thời sự mỗi khi nước từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về. Trong đó, nhiều quyết sách quan trọng như “nắn dòng lũ”, thoát lũ ra biển Tây; các quyết sách hạ tầng phục vụ dân sinh như cho người dân vay vốn tôn cao nền nhà, làm nhà trên cọc liên tục được nối tiếp triển khai. Và gần đây nhất là việc triển khai hàng loạt cụm, tuyến dân cư ở các khu vực an toàn. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương hoàn thiện các cụm, tuyến dân cư và di dân vào đây. Có thể nói, việc di dời hàng trăm ngàn hộ dân vào các cụm, tuyến dân cư đã giảm tối đa các trường hợp trẻ em chết đuối trong mùa lũ. Cùng lúc, nhiều địa phương ở vùng lũ đã mở nhiều lớp dạy bơi cho trẻ em. Đây là việc làm cần thiết để trang bị kỹ năng sống cho trẻ em trong môi trường thường xuyên bị lũ lụt hoành hành như ĐBSCL.

Nhiều công trình hạ tầng phục vụ dân sinh đã góp phần đáng kể để người dân ĐBSCL yên tâm “chung sống với lũ”! Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh nhiều vấn đề do thiên tai gây ra. Việc các địa phương lạm dụng làm đê bao kiên cố sản xuất lúa vụ 3 tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Nhiều tuyến đê bao được xây dựng với mục tiêu ban đầu là bảo vệ lúa. Tuy nhiên, sau nhiều năm do không xả lũ, người dân đã cất nhà và trồng hoa màu trong vùng đê bao. Hiện nay rất nhiều địa phương lúng túng khi đề cập đến vấn đề xả lũ. Trong 3 năm trở lại đây, liên tiếp nhiều tuyến đê bao sản xuất lúa bị nước lũ phá vỡ. Nếu như các tuyến đê kiên cố bị nước lũ phá vỡ hậu quả rất khó lường - vì rất nhiều nhà dân xây dựng không đạt cao trình sẽ bị nước lũ nhấn chìm. Đây cũng là lời cảnh báo cho các địa phương sớm có giải pháp “dự phòng” để bảo vệ sinh mạng người dân trong các tình huống thiên tai ập đến!

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tần suất lốc xoáy, sét đánh, lũ lụt… diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi chính quyền các địa phương ở ĐBSCL phải triển khai gấp các biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ. Trong đó, cần sớm mở nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn để trang bị “kỹ năng ứng phó thiên tai” cho người dân trong vùng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra!

- See more at: http://sggp.org.vn/theodongthoisu/2014/8/358168/#sthash.AQyem7Zl.dpuf
Tin tức khác
Dự báo thủy văn ngày 16/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 15/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 14/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 13/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 12/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 11/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 10/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 09/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 08/04/2024 (16/04/2024)
Dự báo thủy văn ngày 07/04/2024 (16/04/2024)
Bản quyền thuộc Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch Vụ Thủy Lợi TP.HCM
Địa chỉ: Số 21 - quốc lộ 22 - ấp Trạm Bơm - Xã Tân Phú Trung - huyện Củ Chi - TP.HCM , Tel: 028 38922258 , Email: imchcmc@tphcm.gov.vn
Designed & Developed by EMSVN